Chủ doanh nghiệp bỏ trốn: Bế tắc cơ chế giải quyết!
Danh mục: TIN TỨC
Ngày đăng: 14:44:27 22-01-2016 | 3 lượt xemTại quận Bình Tân, nhận được tin giám đốc “biến mất” từ phía CN các cơ quan chức năng cũng chỉ biết đến ghi nhận sự việc. Sau đó phía công ty O.D.S Vina (là đơn vị thuê Zoinus gia công hàng) đã đề nghị cho họ lấy lại số lượng hàng bao gồm vải, phụ liệu. Đổi lại công ty O.D.S Vina sẽ thanh toán hết lương tháng 8/2014 cho CN với số tiền 275 triệu đồng.
Ngày 22/9/2014, Phòng LĐTBXH, LĐLĐ Q.Bình Tân, CN và đại diện công ty O.D.S Vina đã họp thỏa thuận, công ty O.D.S Vina cam kết sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về sau nếu bà Thảo có khiếu kiện, CN thì cho rằng đây là đề nghị quá “thơm’ vì họ sẽ được trả lương.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
|
Trao đổi với PV Dân Trí, đại diện công ty O.D.S Vina cho biết: Chúng tôi có đầy đủ cơ sở bằng chứng, chứng minh lô hàng của mình thuê Zoinus gia công, vậy mà không hiểu lý do gì cơ quan chức năng Bình Tân lại xử lý như vậy? Sau ngày 24/9, chúng tôi cũng không cần lấy lô hàng đó nữa, vì trễ thời hạn giao hàng cho đối tác. Phía CN bức xúc cho rằng, cách giải quyết kiểu làm phức tạp hóa và rối việc này của cơ quan chức năng khiến mọi việc có nguy cơ đi vào ngõ cụt, CN mất quyền lợi. Ngoài ra, việc quản lý các DN là việc của cơ quan chức năng, trong khi đó xưởng sản xuất của Zoinus hoạt động ở Bình Tân đã 3 tháng mà cơ quan quản lý lao động không hay biết, bây giờ chủ bỏ trốn thì lại làm khó?
Còn tại công ty TNHH May mặc D&D, cách giải quyết của cơ quan chức năng chỉ là ghi biên bản, khóa cửa công ty đề nghị công an xã trông coi, bảo quản tài sản DN (nhưng không có biên bản bàn giao), rồi đề nghị CN tự đi khởi kiện DN? Nhiều CN không kìm được bức xúc nói, họ không cho kiểm kê vậy sau này tài sản mất thì ai chịu? Liệu khi CN đi kiện với bao thủ tục nhiêu khê và thắng kiện thì đòi được cái gì đây? Hiện DN vẫn đang đóng cửa… Tóm lại hầu hết các vụ chủ DN bỏ trốn hiện nay đều được giải quyết tình thế nhằm ổn định tình hình.
Hàng loạt vụ việc CN “vật vã” đi tìm ông chủ đã bỏ trốn để đòi trả lương, BHXH những ngày qua khiến những người “trong cuộc” đều… ngao ngán với tâm lý “khéo lại bế tắc, luẩn quẩn như các vụ việc những năm trước mà thôi. Làm ăn bây giờ đúng là quá dễ, cứ lập DN, thua lỗ thì… trốn” – như lời chia sẻ của một chuyền trưởng công ty TNHH Bách Hợp than thở.
Để hỗ trợ CN, vào thời điểm năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 30/2009/QĐ-TTg giao UBND tỉnh, thành ứng ngân sách địa phương để trả lương cho NLĐ bị mất việc làm tại DN có chủ bỏ trốn. Tuy nhiên số CN nhận được sự hỗ trợ này không nhiều, và phải tùy cách giải quyết từng DN và từng địa phương.
Theo ông Nguyễn Văn Khải - Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, các ngành chức năng cần nghiên cứu, xử lý vụ việc theo hướng đơn giản hơn. Bởi lẽ, thủ tục phá sản quá nhiêu khê nên việc xử lý tài sản DN có chủ bỏ trốn gần như không lối ra. Máy móc thời gian dài không sử dụng đã xuống cấp, giá trị không còn bao nhiêu. Mặt khác BLLĐ và các luật liên quan không quy định rõ thế nào là “bỏ trốn”, chính vì thế khi áp dụng xử lý các cơ quan chức năng bị lúng túng.
Ông Nguyễn Đăng Tiến – phó giám đốc BHXH TP cho rằng, tình trạng chủ DN bỏ trốn đã diễn ra từ nhiều năm qua, phía BHXH TPHCM đã phối hợp cùng các ngành nhanh chóng thực hiện chốt sổ BHXH cho NLĐ, chi trả chính sách kịp thời giúp họ vượt qua khó khăn… Tuy nhiên, theo ông Tiến với cơ chế hiện nay khi sự việc xảy ra NLĐ là đối tượng gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề là không công bằng với họ.
Theo LS Nguyễn Giang Nam – công ty luật S. Law, TPHCM, với các vụ chủ DN bỏ trốn ngay khi mới xảy ra các nhà chức trách cần lập tức vào cuộc dẫn để NLĐ có hướng dẫn cụ thể. Có thể nói tình trạng chủ DN bỏ trốn hiện nay là rất phổ biến, vì thế cần luật hóa biện pháp xử lý dân sự, hình sự đối với đối tượng này. Cần xác định cơ quan nào được quyền tuyên bố chủ DN bỏ trốn, quyền xử lý tài sản của DN, thời hạn xử lý tài sản và hoàn trả tiền nợ lương, nợ BHXH cho NLĐ… Có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi của NLĐ.
Trên thực tế, đến nay vấn đề chủ DN bỏ trốn mới chỉ được quy định tại Thông tư liên tịch 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC. Theo đó, “DN được coi là có chủ bỏ trốn là DN không có người đại diện hợp pháp đứng ra giải quyết quyền lợi của NLĐ và được UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được UBND cấp tỉnh ủy quyền xác định”.
Tuy nhiên, cũng theo LS Nam, quy định này quá chung chung, chưa đưa ra được các tiêu chí cụ thể để xác định DN có chủ bỏ trốn là như thế nào. Bởi, không biết vắng mặt bao nhiêu lâu, 1 tháng, 6 tháng hay một năm thì được coi là “bỏ trốn”?
Liên quan đến thực trạng “đau đầu” này, vào năm 2013 UBND TPHCM cũng đã có công văn kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xác định tiêu chí của doanh nghiệp có chủ bỏ trốn để thông qua đó có chính sách hỗ trợ, giải quyết quyền lợi chính đáng cho NLĐ và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Dù vậy, đến nay các ngành chức năng vẫn nợ CN lời giải: Thế nào là “bỏ trốn”.
Đánh giá: (5 trên 1 bình chọn)